banner nho

Category: Hàng trong nước

Những đại gia nghìn tỷ ‘dính’ nợ nần, lao lý

Từng là những đại gia có tiếng tăm, điều hành những doanh nghiệp nghìn tỉ, nhưng trong chỉ trong phút chốc, người vào tù, người ngập ngụa trong đống nợ nghìn tỉ đồng.
Bầu Kiên – từ đại gia ngân hàng đến án tù chung thân treo “lơ lửng”Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. ACB từng là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Read more

Internet và những tác hại vô cùng nguy hiểm đến cuộc sống con người

Internet có lợi nhưng cũng nhiều tác hại khó có thể phủ nhận.

Các công nghệ nói chung và đặc biệt là internet phát triển đem đến rất nhiều lợi ích cho con người như giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đem tới nhiều sự lựa chọn … Nhìn tốc độ phát triển chóng mặt của internet ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được những lợi ích đó. Nhưng công nghệ phát triển cũng đem tới không ít những ảnh hưởng tiêu cực tới con người. Và nếu không biết các kiểm soát thì không những nó không đem lại lợi ích mà còn gây hại cho cuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Bài viết này xin thảo luận về vài cách mà internet đang hủy hoại chúng ta.
1. Email có tính gây nghiện
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Email hay còn gọi là thư điện tử là một công cụ hữu ích bậc nhất trên internet. Việc sử dụng email đã giúp chúng ta tiết kiệm hàng đống thời giờ trong việc truyền và nhận thông tin, tài liệu. Nếu như ngày xưa việc gửi thư tay sẽ làm chậm trễ tiến độ công việc thì giờ đây người ta chỉ cần 1 cú click chuột để gửi, đợi vài giây và nhận email. Vậy là mọi thứ đều được giải quyết. Tuy nhiên, nó cũng gây nghiện.
Có lẽ vì phương thức sử dụng cực kì đơn giản và với những chiếc điện thoại thông minh hiện tại nên người ta càng có nhiều cơ hội dùng công cụ này. Việc nghiện ở đây không chỉ hướng đến hành động gửi đi một email nào đó mà chỉ việc bạn thường xuyên vào hòm mail của mình một cách không cần thiết. Bạn có thể nôn nóng chờ đợi một thông tin nào đó và liên tục vào hòm thư điện tử kiểm tra. Bạn cứ vào rồi lại kích ra, việc đó dần dần trở thành như một thói quen khó bỏ. Việc “nghiện” này thực ra cũng có thể do áp lực công việc, áp lực từ lượng thông tin quá nhiều. Theo một thống kê của nước Mỹ thì phần lớn người sử dụng máy tính đều thường xuyên sử dụng email của mình như một thói quen khó bỏ
2. Facebook làm bạn dễ cảm thấy khổ sở
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Facebook là một mạng xã hội có số lượng người dùng lớn bậc nhất hiện nay. Hàng ngày người ta chia sẻ hoạt động, ảnh, clip, tâm trạng, tình trạng quan hệ và đủ thứ cá nhân trên trang mạng xã hội này … Tuy nhiên đây cũng là nguồn gốc cho không ít các phiền phức trong cuộc sống.
Theo một nghiên cứu khoa học chung tay giữa Mỹ và Bỉ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng facebook sẽ làm chỉ số tâm trạng của bạn trở nên tiêu cực hơn. Họ nhận thấy rằng các đối tượng thường xuyên sử dụng facebook có mức độ thỏa mãn với cuộc sống thấp hơn những người ít thường xuyên dùng facebook. Người ta thậm chí còn so sánh một cách hài hước rằng một lần lên mạng xã hội này tâm trạng cá nhân sẽ sụt giảm như khi nhìn thấy một con chó bị hành hạ trong vòng mấy tiếng (tất nhiên trong trường hợp bạn là người yêu chó). Một nghiên cứu riêng biệt khác ở Đức lại phát hiện ra rằng cảm xúc thường thấy nhất ở người độ tuổi trẻ, vị thành niên khi lên facebook là tâm trạng ghen tị, cáu giận, bức xúc … Và thường những điều được đưa lên facebook đều được thổi phồng lên, đặc biệt là những thành tựu và hạnh phúc. Điều này đã vô hình chung làm nơi này trở thành một chốn không đáng tin cậy.
3. Cơn thịnh nộ từ Twitter
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Hãy ngồi lại và suy nghĩ xem cả một quá trình Twitter đã đem lại cảm xúc gì cho bạn ? Đó có thể là cảm giác thoải mái để thể hiện mọi cảm xúc, nỗi niềm … Nhưng có lẽ vì quá thoải mái để xả ra nên công cụ này góp phần làm cho những cơn tức giận của bạn dễ bột phát hơn. Dạo vòng quanh Twitter, cũng có phần tương đồng như facebook, đập vào mắt chúng ta là những than phiền về thời tiết, học sinh phẫn nộ với thầy cô giáo và trường học và nhiều thứ bực bội khác. Thực ra Twitter chỉ là một đại diện chung cho hầu hết các phương tiện truyền thông xã hội. Và những điều khó chịu tất nhiên là bình thường vẫn luôn xảy ra, nhưng điều không được ổn lắm ở đây đó chính là sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ dễ kích thích nỗi cáu giận trong bạn bùng lên hơn, hiệu ứng tiêu cực đến tâm trạng bạn.
Tại Trung Quốc, những nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 70 triệu bài viết trên Sina Weibo (một phiên bản Twitter của Trung Quốc) để xem có bao nhiêu cảm xúc khác nhau lan truyền trên mạng. Và cảm xúc tức giận hoàn toàn áp đảo so với những nhiều vui. Rõ ràng nghiên cứu chỉ nói lên một khía cạnh ảnh hưởng đối với người Trung Quốc, tuy nhiên nhìn chung thì tại các quốc gia khác cũng không khác biệt cho lắm. Có thể trong ngắn hạn, các phương tiện truyền thông xã hội làm chúng ta hạnh phúc và ít giận dữ hơn, nhưng về dài hạn thì ngược lại.
4. Sự kì thị trên Facebook
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Với lượng người dùng khổng lồ của mình, không thể phủ nhận được hiệu ứng đám đông trên facebook. Thậm chí chúng ta còn có những trào lưu xuất phát trên đó làm ảnh hưởng đến cả một cộng đồng.
Một nghiên cứu gần đây đã xem xét mối liên hệ giữa sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và phân biệt chủng tộc, kì thị một ai đó, thể hiện rằng mình không thích một sự kiện gì đó … Nó cho thấy những người dành nhiều thời gian sử dụng facebook có xu hướng bị ảnh hưởng bởi thành kiến của đám đông. Bạn có thể thấy trên facebook việc lập một trang cộng đồng để ủng hộ hay bài trừ. Và nếu có một vấn đề nào không hay xảy ra thì internet và các phương tiện truyền trông xã hội chính là cách lan truyền nhanh nhất tới mọi người. Và tất nhiên những thông tin mọi người nhận được dưới một góc nhìn tiêu cực, thành kiến thì điều đó cũng làm ảnh hưởng tới ấn tượng của mọi người.
5. Làm cho bạn kém thông minh hơn 
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Không thể phủ nhận được rằng tốc độ tìm kiếm và lắp ghép các thông tin của chúng ta được cải thiện rất nhiều nhờ có internet, đặc biệt là với những công cụ tìm kiếm hiệu quả như Google. Nhưng không phải ai cũng đủ giỏi để chỉ sử dụng chúng như một thứ công cụ hỗ trợ làm việc. Hàng ngày vẫn có nhiều người khi cần bất cứ thứ gì cũng lập tức tìm tới internet để có mọi thứ. Với một số điều cơ bản thì điều này không sao hết, nhưng làm bất cứ gì cũng như vậy mà không chịu động não thì quả thực nó sẽ chỉ tạo thành một thói quen xấu. Hậu quả của thói quen này là chúng ta sẽ kém tưởng tượng hơn, lười động não, lười tư duy …. Nhìn chung là cuối cùng sẽ bị phụ thuộc và trở nên ngu ngốc hơn. Tạp chí Science đã tổng hợp các nghiên cứu về tác động của internet tới khả năng nhận thức của chúng ta, và rất tiếc là ngoài kỹ năng đọc hình ảnh thì mọi khả năng khác của chúng ta đều bị suy giảm.
6. Thay đổi cấu trúc não của chúng ta ???
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Internet dường như đang thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và làm việc. Trong năm 2011, có một nghiên cứu thực hiện với 125 sinh viên ở London. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có một liên hệ giữa số lượng bạn bè trên facebook và lượng chất xám ở một số vùng trên não bộ của họ. Các khu vực này được cho là khu vực phụ trách về tương tác xã hội trong bộ não. Với mỗi người, vùng này lại có sự khác biệt và việc sử dụng internet trong thời gian dài có làm thay đổi một chút cấu trúc bộ não. Tất nhiên nghiên cứu này chỉ là một phần nhỏ nhưng bình thường cũng có khá nhiều bằng chứng về việc internet tác động đến cách mọi người suy nghĩ.
7. Phát tán những thông tin nguy hiểm
Internet đã hủy hoại chúng ta như tế nào
Internet là một thứ rất khó kiểm soát. Người ta có thể đưa lên đó mọi thông tin và không phải thông tin nào cũng bổ ích, an toàn. Có rất nhiều các tổ chức khủng bố, cực đoan, chống phá đã lợi dụng internet như một công cụ tuyên truyền nguy hiểm. Thậm chí tổ chức khủng bố Al- Qaeda còn có cả một tài khoản Twitter. Và đôi khi cả những nguồn tin chính thống cũng rất dễ bị mạo danh, lên facebook và bạn có thể thấy hàng tá các trang giả mạo … Theo như Viện nghiên cứu Simon Wiesenthal ước lượng, internet đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng khoảng 30% các nguồn tin khủng bố. Có lẽ đây không phải là một điều đáng tự hào gì.
Thu Hằng
Theo Người đưa tin

 

Ban ngày làm thợ, tối làm chủ

Những câu chuyện “làm ngoài giờ” nhưng đem lại nguồn thu nhập chính, đang ngày càng phổ biến trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Quán càphê của San.
Quán càphê của San.

Huỳnh Minh San (Tân Bình, TP.HCM), đang làm việc tại một công ty quảng cáo. “Công ty chỉ có chục người. Ở đây, chỉ có lính, không có quan, gặp chuyện là bắt tay vào làm”, San kể. Hai năm rồi, công việc của công ty ngày càng khó khăn, khi có việc mới có mặt ở trụ sở công ty. Phần thời gian còn lại, mỗi người tự tìm cách kiếm sống. Đọc báo thấy chuyện “càphê trộn hoá chất” mà sợ, San quyết định mở một quán càphê rang xay với nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng, vay từ anh em trong gia đình. Ba tháng đầu, chỉ biết lỗ. Từ tháng thứ tư trở đi mới có lãi chút đỉnh vì có lượng khách quen “ủng hộ”. “Nếu không kịp thời mở quán càphê, mấy tháng qua không biết lấy gì mà sống”, San tự nhận.

“Đói đầu gối phải bò”

Những câu chuyện tương tự như San là không khó tìm. Tám tiếng ban ngày, họ là những nhân viên làm thuê. Nhưng khi màn đêm buông xuống, họ là những ông chủ thật sự của những doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ có mục đích kiếm tiền, không gian về đêm của những “ông chủ” là nơi họ trải nghiệm, thể hiện mà ở những môi trường khác họ không có cơ hội.

Trần Quang Phú là nhân viên văn phòng đại diện của một tập đoàn kinh tế tại Sài Gòn. Nghe tên thì to nhưng công việc lại quá nhàn hạ. Theo lời kể của Phú, từ đầu năm tới nay, hầu như không có việc. “Tám giờ sáng có mặt tại văn phòng. Ngồi nói dóc cho đến hết ngày. Không có việc, đồng nghĩa với lương thấp, chỉ đủ tiền càphê”, Phú nói. Bỏ việc cũng uổng, vậy là Phú tìm thêm việc làm bằng cách mở quán phở. Là dân Pleiku nên Phú học mót cách chế biến phở khô. “Nghĩ lại thấy mình liều. Trước đây chỉ biết ăn chứ đâu biết nấu. Nhưng nhờ bạn bè, khách hàng góp ý nên bây giờ thấy mình nấu ăn… cũng được”, Phú hồn nhiên kể. Đến nay, quán phở khô Pleiku của Phú ở Gò Vấp đã mở được sáu tháng, bốn tháng đầu, mỗi tháng lỗ 50 triệu đồng, từ tháng thứ năm, mới hoà vốn. Tháng thứ sáu có lãi chút chút. Ngoài phở, quán của Phú còn có món bò một nắng Đức Cơ, hải sản dành cho dân nhậu. “Không hề nghĩ đến một ngày mình làm ông chủ quán phở”, Phú cười to…

Từng chủ một quán ăn, rồi đóng cửa vì không có khách, Nguyễn Nhật Vinh (Đồng Nai) huy động vốn từ gia đình được 1,3 tỉ đồng để góp vốn mở công ty chuyên kinh doanh về đèn LED, thực phẩm chức năng, gas… được gần hai năm nay. Ban ngày Vinh là nhân viên tại một công ty truyền thông nhưng khi tan sở, là “giám đốc” công ty với 12 nhân viên. “Những ngày đầu tiên cũng căng thẳng lắm, phải sắp xếp công việc cho hợp lý. Những ngày cuối tuần, vừa đi kiếm khách hàng, vừa lo huấn luyện nhân viên…”, Vinh cười tươi. Việc mở công ty, Vinh thú nhận là do áp lực về “miếng cơm manh áo hôm nay và tiền đồ cho tương lai”. Mức thu nhập của một nhân viên như Vinh mỗi tháng độ 6 triệu đồng, chỉ đủ thuê nhà và ăn sáng.

Nhật Vinh tự nhận mình là kẻ ham chơi. Ai rủ cũng đi. “Lên Tây Bắc, hàng tháng trời. Về miền Tây vài tuần. Chuyện nhỏ. Giữa chuyến đi, nếu hết tiền, hỏi mượn bạn bè, rồi đi làm kiếm tiền trả sau”. Nhưng từ khi làm ông chủ, Vinh đành “xếp lại” thói rong chơi, dành hết thời gian “ngoài giờ hành chính” cho công ty. “Bây giờ, mỗi ngày tôi chỉ ngủ vài ba tiếng. Vừa lo, vừa sợ mà mất ngủ!”, Vinh nói như vậy.

Dù làm ở một công ty nước ngoài có tên tuổi nhưng gánh nặng ba đứa con đến tuổi đi học đã làm Từ Anh Hoàng (Tân Phú, TP.HCM) phải nghĩ đến việc kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống cho gia đình. Hoàng không cho biết mức lương “chính” bao nhiêu, mà chỉ nói “không đủ sống” nên phải làm thêm. Ban đầu, Anh Hoàng cùng với người anh mở một quán càphê rồi từ từ “nâng cấp” thành công ty, vừa kinh doanh nhà hàng, vừa chế biến càphê bột.

Không chỉ là kiếm tiền

Lúc chưa mở quán, San lê la hết quán này đến quán khác để “giết” thời gian. Từ khi mở quán, San phải làm nhiều việc “mới lạ”: học cách pha chế, tìm nguồn càphê, kể cả việc bưng bê. Hễ nghe giới thiệu chỗ nào bán càphê ngon, San tìm đến để hỏi chuyện, mua hàng. Khách khen ngon, lần sau lấy tiếp, còn dở, nói lời chia tay. Rồi lên mạng tìm thông tin về các loại càphê để “nói dóc” với khách hàng. Ngồi với tôi chưa được một tiếng mà mấy lần San phải xin lỗi để phụ với nhân viên dọn bàn, mời khách… và tính tiền. “Mấy tháng trời nhiều đêm không ngủ được vì lo. 200 triệu đồng chứ có ít đâu. Rồi sợ quán không có khách. Phải nghĩ nhiều chiêu để kéo khách. Mệt thiệt”, San tâm sự. “Khách đến quán, mục đích là thư giãn. Không chỉ tổ chức, sắp xếp trang trí quán cho hài hoà mà tôi còn phải để mắt đến chất lượng phục vụ, món ăn… Vui thì có vui nhưng cực”, Hoàng bộc lộ.

Nỗi khổ lớn nhất của những ông chủ này chính là “cân phân” thời gian và công việc chính và phụ. Hết giờ làm, Anh Hoàng vội vã trở về trụ sở công ty để giải quyết những công việc hàng ngày mà trong giờ hành chính chỉ điều hành qua điện thoại và email. Những lúc đông khách, Phú vừa thu tiền, kiêm luôn chân chạy bàn.

“Bán quán cực lắm nhưng vui vì có thu nhập, gặp được nhiều bạn bè, khách hàng cùng quê để hiểu hơn về nghề mà mình đã lựa chọn”, Phú chia sẻ. Còn với Anh Hoàng, khi về với góc riêng của mình, nhìn cơ ngơi đã dày công sức và tiền bạc mà “sung sướng và ấm áp”. “Mình phải cân nhắc, thu xếp công việc của hai bên nhưng với nhà hàng này, đó là của riêng mình. Nhất là những ngày nghỉ, toàn tâm toàn ý với nó, vui lắm”, Hoàng tâm sự. Còn với Nhật Vinh, công ty là nơi để trải nghiệm “nhân tình, thế thái”. “Từ khi có công ty riêng mình hiểu hơn về nỗi khổ của những ông chủ. Từ đó mình thông cảm hơn với ông chủ mà mình đang là nhân viên”, Vinh nói.

Còn San, những khi vắng khách, trầm mặc bên ly càphê nóng để ngẫm về cuộc đời mình. Với San, đó là những phút giây bình yên nhất.

Anh Hùng, từ khi có người bạn rủ rê mở công ty, cứ hết giờ làm là anh tranh thủ chạy về nhà ăn cơm cho “bà xã thấy mặt”, rồi lên công ty ngồi giữa đống máy móc, linh kiện điện tử ngổn ngang, lắp ráp, sửa chữa. Kỹ thuật điện tử vốn là “món” mà anh Hùng say mê, nhưng làm ở doanh nghiệp nhà nước, anh không có điều kiện phát huy kiến thức của mình…
Theo Song Minh
SGTT

Ban ngày làm thợ, tối làm chủ

Những câu chuyện “làm ngoài giờ” nhưng đem lại nguồn thu nhập chính, đang ngày càng phổ biến trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Quán càphê của San.
Quán càphê của San.

Huỳnh Minh San (Tân Bình, TP.HCM), đang làm việc tại một công ty quảng cáo. “Công ty chỉ có chục người. Ở đây, chỉ có lính, không có quan, gặp chuyện là bắt tay vào làm”, San kể. Hai năm rồi, công việc của công ty ngày càng khó khăn, khi có việc mới có mặt ở trụ sở công ty. Phần thời gian còn lại, mỗi người tự tìm cách kiếm sống. Đọc báo thấy chuyện “càphê trộn hoá chất” mà sợ, San quyết định mở một quán càphê rang xay với nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng, vay từ anh em trong gia đình. Ba tháng đầu, chỉ biết lỗ. Từ tháng thứ tư trở đi mới có lãi chút đỉnh vì có lượng khách quen “ủng hộ”. “Nếu không kịp thời mở quán càphê, mấy tháng qua không biết lấy gì mà sống”, San tự nhận.

“Đói đầu gối phải bò”

Những câu chuyện tương tự như San là không khó tìm. Tám tiếng ban ngày, họ là những nhân viên làm thuê. Nhưng khi màn đêm buông xuống, họ là những ông chủ thật sự của những doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ có mục đích kiếm tiền, không gian về đêm của những “ông chủ” là nơi họ trải nghiệm, thể hiện mà ở những môi trường khác họ không có cơ hội.

Trần Quang Phú là nhân viên văn phòng đại diện của một tập đoàn kinh tế tại Sài Gòn. Nghe tên thì to nhưng công việc lại quá nhàn hạ. Theo lời kể của Phú, từ đầu năm tới nay, hầu như không có việc. “Tám giờ sáng có mặt tại văn phòng. Ngồi nói dóc cho đến hết ngày. Không có việc, đồng nghĩa với lương thấp, chỉ đủ tiền càphê”, Phú nói. Bỏ việc cũng uổng, vậy là Phú tìm thêm việc làm bằng cách mở quán phở. Là dân Pleiku nên Phú học mót cách chế biến phở khô. “Nghĩ lại thấy mình liều. Trước đây chỉ biết ăn chứ đâu biết nấu. Nhưng nhờ bạn bè, khách hàng góp ý nên bây giờ thấy mình nấu ăn… cũng được”, Phú hồn nhiên kể. Đến nay, quán phở khô Pleiku của Phú ở Gò Vấp đã mở được sáu tháng, bốn tháng đầu, mỗi tháng lỗ 50 triệu đồng, từ tháng thứ năm, mới hoà vốn. Tháng thứ sáu có lãi chút chút. Ngoài phở, quán của Phú còn có món bò một nắng Đức Cơ, hải sản dành cho dân nhậu. “Không hề nghĩ đến một ngày mình làm ông chủ quán phở”, Phú cười to…

Từng chủ một quán ăn, rồi đóng cửa vì không có khách, Nguyễn Nhật Vinh (Đồng Nai) huy động vốn từ gia đình được 1,3 tỉ đồng để góp vốn mở công ty chuyên kinh doanh về đèn LED, thực phẩm chức năng, gas… được gần hai năm nay. Ban ngày Vinh là nhân viên tại một công ty truyền thông nhưng khi tan sở, là “giám đốc” công ty với 12 nhân viên. “Những ngày đầu tiên cũng căng thẳng lắm, phải sắp xếp công việc cho hợp lý. Những ngày cuối tuần, vừa đi kiếm khách hàng, vừa lo huấn luyện nhân viên…”, Vinh cười tươi. Việc mở công ty, Vinh thú nhận là do áp lực về “miếng cơm manh áo hôm nay và tiền đồ cho tương lai”. Mức thu nhập của một nhân viên như Vinh mỗi tháng độ 6 triệu đồng, chỉ đủ thuê nhà và ăn sáng.

Nhật Vinh tự nhận mình là kẻ ham chơi. Ai rủ cũng đi. “Lên Tây Bắc, hàng tháng trời. Về miền Tây vài tuần. Chuyện nhỏ. Giữa chuyến đi, nếu hết tiền, hỏi mượn bạn bè, rồi đi làm kiếm tiền trả sau”. Nhưng từ khi làm ông chủ, Vinh đành “xếp lại” thói rong chơi, dành hết thời gian “ngoài giờ hành chính” cho công ty. “Bây giờ, mỗi ngày tôi chỉ ngủ vài ba tiếng. Vừa lo, vừa sợ mà mất ngủ!”, Vinh nói như vậy.

Dù làm ở một công ty nước ngoài có tên tuổi nhưng gánh nặng ba đứa con đến tuổi đi học đã làm Từ Anh Hoàng (Tân Phú, TP.HCM) phải nghĩ đến việc kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống cho gia đình. Hoàng không cho biết mức lương “chính” bao nhiêu, mà chỉ nói “không đủ sống” nên phải làm thêm. Ban đầu, Anh Hoàng cùng với người anh mở một quán càphê rồi từ từ “nâng cấp” thành công ty, vừa kinh doanh nhà hàng, vừa chế biến càphê bột.

Không chỉ là kiếm tiền

Lúc chưa mở quán, San lê la hết quán này đến quán khác để “giết” thời gian. Từ khi mở quán, San phải làm nhiều việc “mới lạ”: học cách pha chế, tìm nguồn càphê, kể cả việc bưng bê. Hễ nghe giới thiệu chỗ nào bán càphê ngon, San tìm đến để hỏi chuyện, mua hàng. Khách khen ngon, lần sau lấy tiếp, còn dở, nói lời chia tay. Rồi lên mạng tìm thông tin về các loại càphê để “nói dóc” với khách hàng. Ngồi với tôi chưa được một tiếng mà mấy lần San phải xin lỗi để phụ với nhân viên dọn bàn, mời khách… và tính tiền. “Mấy tháng trời nhiều đêm không ngủ được vì lo. 200 triệu đồng chứ có ít đâu. Rồi sợ quán không có khách. Phải nghĩ nhiều chiêu để kéo khách. Mệt thiệt”, San tâm sự. “Khách đến quán, mục đích là thư giãn. Không chỉ tổ chức, sắp xếp trang trí quán cho hài hoà mà tôi còn phải để mắt đến chất lượng phục vụ, món ăn… Vui thì có vui nhưng cực”, Hoàng bộc lộ.

Nỗi khổ lớn nhất của những ông chủ này chính là “cân phân” thời gian và công việc chính và phụ. Hết giờ làm, Anh Hoàng vội vã trở về trụ sở công ty để giải quyết những công việc hàng ngày mà trong giờ hành chính chỉ điều hành qua điện thoại và email. Những lúc đông khách, Phú vừa thu tiền, kiêm luôn chân chạy bàn.

“Bán quán cực lắm nhưng vui vì có thu nhập, gặp được nhiều bạn bè, khách hàng cùng quê để hiểu hơn về nghề mà mình đã lựa chọn”, Phú chia sẻ. Còn với Anh Hoàng, khi về với góc riêng của mình, nhìn cơ ngơi đã dày công sức và tiền bạc mà “sung sướng và ấm áp”. “Mình phải cân nhắc, thu xếp công việc của hai bên nhưng với nhà hàng này, đó là của riêng mình. Nhất là những ngày nghỉ, toàn tâm toàn ý với nó, vui lắm”, Hoàng tâm sự. Còn với Nhật Vinh, công ty là nơi để trải nghiệm “nhân tình, thế thái”. “Từ khi có công ty riêng mình hiểu hơn về nỗi khổ của những ông chủ. Từ đó mình thông cảm hơn với ông chủ mà mình đang là nhân viên”, Vinh nói.

Còn San, những khi vắng khách, trầm mặc bên ly càphê nóng để ngẫm về cuộc đời mình. Với San, đó là những phút giây bình yên nhất.

Anh Hùng, từ khi có người bạn rủ rê mở công ty, cứ hết giờ làm là anh tranh thủ chạy về nhà ăn cơm cho “bà xã thấy mặt”, rồi lên công ty ngồi giữa đống máy móc, linh kiện điện tử ngổn ngang, lắp ráp, sửa chữa. Kỹ thuật điện tử vốn là “món” mà anh Hùng say mê, nhưng làm ở doanh nghiệp nhà nước, anh không có điều kiện phát huy kiến thức của mình…
Theo Song Minh
SGTT